Thiết Kế Website Chuẩn SEO
Nếu bạn đang cần biết thiết kế website chuẩn SEO của chúng tôi là như thế nào hoặc đang cần muốn biết thiết kế một website chuẩn SEO chuyên nghiệp, bạn đã đến trang phù hợp. Trang thiết kế website chuẩn SEO cung cấp cách thực hiện cải thiện, nâng cao các chỉ số trong quá trình thiết kế website một cách tổng thể, đúng cách theo các đòi hỏi của SEO, chào rằng khi áp dụng các phổ biến trên trang là website đã được SEO thích hợp.
Nhưng trước tiên, tại sao chúng ta lại cần thiết kế website chuẩn SEO? Câu trả lời đây là cách duy nhất để bạn có website chuẩn SEO chính thống, ngay từ đầu, bạn cũng có thể SEO website sau thiết kế bằng các dịch vụ SEO nhưng sẽ là thiếu chuyên nghiệp, và các dịch vụ SEO thì không thể can thiệp được vào mã của website đã thiết kế. Câu hỏi tiếp theo, website chuẩn SEO thì có lợi ích gì? Nếu là website chuẩn SEO, website sẽ được các công cụ tìm kiếm uy tín như Google, Yahoo, Bing xếp hạng cao, cho xuất hiện trên trang các kết quả tìm kiếm cho những người phù hợp, những người đang tìm kiếm những thứ họ cần và do vậy website chuẩn SEO sẽ là công cụ tuyệt vời cho bán hàng, tiếp cận khách hàng hiệu quả, rộng lớn. Câu hỏi thứ ba, website chuẩn SEO có mang lại gì cho người sử dụng? Hiển nhiên là có, sở hữu website chuẩn SEO bạn có website chất lượng tốt hơn, dễ điều hướng hơn, nhiều tính năng hơn, thân thiện người dùng hơn và những điều này là hữu dụng, là đảm bảo để sử dụng.
Vậy là chúng ta cần có các website chuẩn SEO và chúng tôi sẽ thực hiện điều này, bằng cách khi thiết kế website chúng tôi thực hiện tối ưu các yếu tố để website đạt SEO. Nếu bạn là người mới bắt đầu với thiết kế website chuẩn SEO, chúng tôi có thiết kế website chuẩn SEO tại Đà Nẵng qua 5 bước cho bạn xem trước. Chúng tôi cẩn thận làm kỹ từng yếu tố cụ thể khi thiết kế để làm cho website tốt hơn, đảm bảo chất lượng SEO website và nhằm mục đích để website được các công cụ tìm kiếm uy tín chấp thuận là đã làm SEO tốt.
>>> Xem thêm dịch vụ: thiết kế typography
Chi tiết từng yếu tố chúng tôi thực hiện như sau:
- Tiêu đề trang: Dài từ 10 – 70 ký tự, nên bắt đầu bằng từ khóa cần SEO, tiêu đề cần chính xác và duy nhất.
- Thẻ meta content type: Khai báo bộ ký tự/ngôn ngữ cho trang, bộ ký tự chuẩn thường được dùng là UTF-8.
- Thẻ meta description: Dài từ 160 – 300 ký tự, dùng để mô tả tóm tắt nội dung trang, nên chứa từ khóa cần SEO, sử dụng từ để đa nghĩa, hay trích đoạn nội dung cô đọng nhất.
- Thẻ meta keywords: Dùng để chứa các từ khóa chính của trang, tuy nhiên thẻ không ảnh hưởng đến xếp hạng tìm kiếm.
- Thẻ meta viewport: Khai báo thẻ khi có trang để hiển thị trên thiết bị di động, có các kiểm soát về độ rộng, tỷ lệ.
- Thẻ meta author: Dùng để hiển thị tác giả của nội dung trên website, nó không hỗ trợ trong việc tăng thứ hạng nhưng nó được ứng dụng như một chuẩn sử dụng của meta tag.
- Địa chỉ url của trang: Tốt nhất chứa từ khóa cần SEO, cấu trúc địa chỉ không lên quá sâu để dễ lập chỉ mục.
- Các dấu nối trên url: Dấu nối ngạch ngang – hoặc dấu nối ngạch dưới _ giữa các từ hoặc các cụm từ trên url để cung cấp tín hiệu liên quan theo chủ đề (tách các từ trên url).
- Chuỗi truy vấn, phân đoạn trên url: Cung cấp các tín hiệu liên quan theo nội dung, phần của trang.
- Điều hướng trên trang: Trang cần dễ điều hướng để người dùng dễ dàng tìm thấy các phần nội dung trên trang.
- Điều hướng “breadcrumb”: Đặt ở đầu trang hoặc cuối trang để khách truy nhập biết họ đang ở đâu trên website và cho phép nhanh chóng điều hướng trở lại phần trước hoặc trang gốc.
- Trang sơ đồ: Chứa các liên kết đến tất cả các trang hoặc các trang quan trọng nhất, được thiết kế đơn giản, sắp xếp các trang theo trật tự.
- Sơ đồ trang: Sử dụng tệp sitemap.xml trên website để các công cụ tìm kiếm dễ dàng biết được cấu trúc website, địa chỉ các trang, thứ tự ưu tiên.
- Trang 404 hữu ích: Có trang 404 chỉ dẫn người dùng khi người dùng truy nhập vào các trang không tồn trên website, các thông báo lỗi rõ ràng sẽ giúp thân thiện người dùng.
- Nội dung trang: Được viết xoay quanh các từ khóa và các từ đồng nghĩa, chúng chính là các trọng tâm của trang, mật độ của từ khóa chính chiếm khoảng 5% nội dung trang, sử dụng mật độ quá mau hoặc quá ít đều gây lên các ảnh hưởng xấu đến SEO. Một tỷ lệ thích hợp text/HTML trên trang vào khoảng từ 15% – 50%, xem thêm về nguyên tắc viết nội dung cho trang web.
- Đoạn văn bản đầu tiên: Từ khóa cần SEO nên xuất hiện trong đoạn văn bản đầu tiên của trang.
- Khoảng trắng: Sử dụng các khoảng trắng một cách thông minh trên trang để tạo lên thiết kế thích hợp.
- Thông tin an toàn internet: Các định dạng tệp trên trang để an toàn cho người sử dụng tải về như .pptx, .docx, .xlsx, .pdf.
- Đa phương tiện: Sử dụng hình ảnh, video và các hình thức đa phương tiện để làm phong phú thêm chất lượng nội dung.
- Trang danh mục: Sử dụng trang danh mục khi có đủ số trang về một chủ đề cụ thể để tạo trang mô tả các trang liên quan nhằm giúp người dùng tìm thấy nội dung họ muốn nhanh hơn.
- Sử dụng canonical: Để tránh nội dung trùng lặp, giúp các công cụ tìm kiếm biết được phiên bản trang ưu thích.
- Các thẻ heading trên trang: Nhằm giúp các công cụ tìm kiếm xác định các đoạn nội dung chính được trình bày trên trang, mỗi trang nên chứa thẻ h1, một thẻ h1 sẽ làm khỏe SEO.
- Các thẻ <strong>, <b>: Chúng dùng để tạo các điểm quan trọng, làm nổi bật văn bản chứa trong trên trang.
- Các thẻ <em>, <i>: Chúng dùng để làm các điểm nhấn mạnh, in nghiêng văn bản chứa trong trên trang.
- Các thẻ <ul>, <ol>: Chúng dùng để liệt kê danh sách các hạng mục để phân chia nội dung, <ul> không quan trọng thứ tự thể hiện các hạng mục còn <ol> thể hiện mức độ liên quan giữa các hạng mục.
- Thẻ <p> (paragraph): Thường được dùng để chứa các đoạn văn trong nội dung của trang và để đoạn văn có khoảng cách hợp lý nhằm giúp người dùng dễ đọc.
- Các liên kết trên trang: Bao gồm các liên kết trong nội bộ website và các liên kết ra bên ngoài, lưu ý đến sử dụng rel=”nofollow”.
- Các liên kết nội bộ trỏ đến trang: Tối ưu tầm quan trọng của trang so với các trang khác trong website.
- Hình ảnh: Các ảnh có chất lượng tốt, dung lượng nhỏ. Khi sử dụng ảnh cần tối ưu tên ảnh, thuộc tính alt, chú thích, …
- Favicon: Đảm bảo rằng favicon là phản ánh thương hiệu, để trang trở lên chuyên nghiệp và đem lại trải nghiệp tốt hơn cho khách thăm.
>>> Tham khảo thêm: hợp đồng thiết kế
- Tệp .js, .css: Giữ cho các tệp có kích thước nhỏ bằng cách nén JavaScript và CSS.
- Tốc độ tải trang: Tối ưu tốc độ tải để trang có tốc độ tải nhanh.
- Tệp robots.txt: Được dùng trong điều hướng hoạt động thu thập dữ liệu của các công cụ tìm kiếm.
- Chỉ mục đầu tiên cho di động: Khi có url riêng biệt cho phiên bản di động, đặt các phần tử “rel=”canonical” trên trang di động và rel=”alternate” trên trang máy tính để bàn và báo cho các công cụ tìm kiếm biết về cả hai url.
- Hiển thị trên các trình duyệt: Đảm bảo website hiển thị chính xác trong các trình duyệt khác nhau như Chrome, Firefox, IE, Opera, Safari.
- Doctype: Chỉ rõ doctype để trình duyệt hiển thị chính xác nội dung, nó cũng được dùng cho kiểm tra W3C validator.
- Ngôn ngữ: Khai báo ngôn ngữ nội dung bằng mã HTML cho từng trang, với các website có các phiên bản cho các ngôn ngữ khác nhau sẽ sử dụng khai báo mã ngôn ngữ trong url, ví dụ: company.com/en/lien-he.html.
- Nhúng AdThis: Trên các trang thích hợp để tiện lợi cho chia sẻ trang lên những mạng xã hội chất lượng, liên quan.
- Twitter card: Giúp nội dung có thể được chia sẽ qua Twitter và có tìm kiếm dễ dàng hơn.
- The open graph: Cho phép trang trở thành đối tượng phong phú trong biểu đồ xã hội.
- Facebook comments, Google+ comments: Bên dưới các nội dung cho phép người dùng tương tác, trao đổi với nội dung.
- Facebook like, Google +1: Trên các trang phù hợp để mọi người có thể thích hoặc + khi đang xem.
- Google analytics: Nhúng trên website để phân tích và thống kê tình hình khách trên trang và hành động.
- Microformats: Trong một số trường hợp được sử dụng để mô tả nội dung nhằm khi gửi đến các công cụ tìm được hiệu quả hơn.
- Schema.org: Trong một số trường hợp được dùng để đánh dấu dữ liệu trên website, đây là một cách mạnh mẽ.
- Frames: Được tránh sử dụng khi tối ưu website do chúng không theo bố cục chuẩn cho website sẽ gây khó cho các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục.
- Flash: Được tránh sử dụng để làm cho SEO tốt hơn, flash chỉ tốt trong các tình huống cụ thể như để nâng cao xem.
- Trang AMP (Accelerated Mobile Pages): Trang dành cho thiết bị di động được tăng tốc.
- Công cụ quản trị trang web: Xác thực website với các công cụ quản trị trang web của Google, Bing.
- Đưa website lên công cụ tìm kiếm: Gửi website tới các công cụ tìm kiếm uy tín như Google, Yahoo, Bing.
cũng thực hiện thiết kế website đúng các chuẩn, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đặt hàng và đảm bảo website là ưu việt cho người sử dụng, tối ưu với SEO, cũng đồng thời chúng là cam kết cung cấp uy tín của công ty với khách hàng:
- Logo – Ở trên cùng bên trái trên tất cả các trang của website, để logo có khả năng nhấp.
- Liên hệ, hộp tìm kiếm trên đầu trang – Thông tin liên hệ hoặc hộp tìm kiếm ngay trên đầu tất cả các trang của website, điều này giúp khách thăm dễ dàng liên lạc hoặc tìm thông tin trên website.
- Trang chủ, banner xoay hoặc slideshow – Chứa đựng hoặc có các liên kết tới các thông tin quan trọng của website và đảm bảo từ mọi trang có thể dễ dàng tới trang chủ. Banner xoay hoặc slideshow được đặt dưới menu chính.
- Tối ưu chuyển đổi – Sử dụng các trang chỉ định để giữ khách viếng thăm di chuyển trên website, các kêu gọi hành động thích hợp để tạo dẫn dắt.
- Công cụ quản trị – Quản trị back-end cho phép xuất bản và cập nhật nội dung, các nội dung gốc, sạch, duy trì website luôn tươi mới.
- Tiêu chuẩn W3C – Đúng theo HTML5 và CSS3, HTML5 (html và xhtml) cho cấu trúc, CSS3 cho định kiểu và bố cục.
- Đăng ký tên miền – Khi có yêu cầu, thay mặt khách hàng đăng ký tên miền chuẩn (tên công ty, thương hiệu, tên hàng hóa, dịch vụ) và để khách hàng có toàn quyền sở hữu và kiểm soát.
- Bảo mật cao – Máy chủ bảo mật, an toàn, tốc độ nhanh, kèm theo các quy định về bảo mật trên website để bảo vệ khách hàng và dữ liệu người dùng.
- Chứng chỉ số – Cung cấp dịch vụ chứng chỉ số để các trang của website có thể truy nhập thông qua giao thức https.
- Trí thông minh nhân tạo (AI) và học máy – Để thiết kế tốt hơn, nhanh hơn, có khả năng quản lý hơn, vi dụ như Adobe Sensei.
Để lại một bình luận