PR đối với một chiến lược Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng. Để xây dựng một kế hoạch PR hiệu quả cần rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên đầu tiên bạn cần nắm khái niệm PR quảng cáo là gì. Sau đây SEOVIP sẽ giải thích cho bạn chi tiết điểm khác nhau giữa PR và quảng cáo. Cùng theo dõi nhé!
Pr là gì?
Public Relations, viết tắt là PR, là một phần quan trọng trong hoạt động quản lý và truyền thông của tổ chức hoặc doanh nghiệp. Tập trung vào việc tạo dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ giữa tổ chức và công chúng, bao gồm khách hàng, đối tác kinh doanh, cộng đồng, và các phương tiện truyền thông.
Mục đích là tạo dựng thương hiệu với ý nghĩa tích cực trong nhận thức và suy nghĩ của mọi người, hướng đến mối quan hệ đôi bên cùng có lợi.
Quảng cáo là gì?
Quảng cáo là một phương thức truyền thông có tính chất trả phí (hoặc không), nhằm mục đích giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ, công ty hoặc ý tưởng cụ thể.
Đây là một hoạt động truyền thông mà người quảng cáo phải thanh toán tiền cho các phương tiện truyền thông công cộng để đưa thông điệp đến hoặc tác động lên người nhận thông tin.
Mục tiêu chính của quảng cáo là thay đổi hành vi và thói quen mua sắm của người tiêu dùng hoặc khách hàng bằng cách cung cấp các thông điệp bán hàng một cách thuyết phục về sản phẩm hoặc dịch vụ từ phía người bán.
Quảng cáo có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để truyền tải thông điệp, bao gồm hình ảnh, văn bản, âm thanh và video, nhằm tạo sự ấn tượng và gợi mở sự quan tâm từ phía người tiêu dùng.
PR và quảng cáo có gì khác nhau?
Tuy PR và quảng cáo đều là quá trình truyền thông, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với công chúng, thế nhưng chúng không phải là 1. Nó có những điểm khác nhau như sau:
Tính thương mại:
PR là thông tin được cung cấp bởi bên thứ ba (như các tờ báo, truyền hình, blog,….) và thường mang tính phi thương mại. Nó có xu hướng chứa những thông tin về tổ chức, sự kiện hoặc sản phẩm.
Quảng cáo là thông tin do chính doanh nghiệp cung cấp và mang tính thương mại rất cao. Nó được thiết kế để tạo ra ấn tượng tích cực và thuyết phục khách hàng mua sắm sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
Tính khách quan:
PR thường có tính khách quan và độ tin cậy cao hơn vì thông tin được đưa ra thông qua các nguồn độc lập và có thể được kiểm chứng.
Quảng cáo có thể dễ dàng bị xem xét với sự thiên vị từ phía người bán, do nó thường là thông điệp được tạo ra để thúc đẩy doanh số.
Hình Thức Truyền Tải:
PR thường được thực hiện một cách nghiêm túc và chuẩn mực, thường là thông qua báo chí truyền thống hoặc các sự kiện tương tác.
Quảng cáo có sự đa dạng hóa trong cách thức chuyển tải thông tin, có thể mang tính nghệ thuật, hài hước, hoặc tạo ấn tượng mạnh qua hình ảnh và âm thanh.
Mục Tiêu Đối Tượng:
PR thường hướng tới việc lan tỏa thông tin rộng rãi đến nhiều người khác nhau.
Quảng cáo thường tập trung vào xác định phân khúc khách hàng mục tiêu cụ thể và tạo ra thông điệp dành riêng cho họ.
Chi Phí:
PR thường tiết kiệm hơn trong việc chi phí so với quảng cáo truyền thống.
Những ví dụ điển hình về PR quảng cáo
Ví dụ về PR sản phẩm:
Ví dụ 1:
Trong chương trình “RAP VIỆT”, Pepsi có sản phẩm là Pepsi vị chanh không calo là nhà tài trợ chính. Vì vậy trong suốt chương trình, hình ảnh về sản phẩm, thương hiệu được lồng ghép rất nhiều nhằm tạo dấu ấn với khán giả.
Ví dụ 2:
Khánh Vy – Hot girl nổi lên nhờ khả năng ngoại ngữ như người bản xứ. Với tầm ảnh hưởng của mình, khi cô giới thiệu cuốn sách hack não 1500 từ tiếng anh sẽ tạo niềm tin rất lớn với những ai đang quan tâm tới việc học tiếng Anh.
Ví dụ về quảng cáo:
Ví dụ điển hình nhất có thể nhắc tới là những video quảng cáo được phát trên tivi như: “Bạn muốn mua tivi, bạn muốn mua tủ lạnh đến điện máy xanh,…..” hay “Omo –sạch nhanh vết bẩn cứng đầu trong 1 lần giặt”,…
Xem thêm: Nên Quảng cáo báo giấy hay báo điện tử? So sánh về giá?
Hy vọng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc những thông tin thú vị liên quan tới khái niệm PR quảng cáo là gì. Nếu cần tư vẫn hỗ trợ về Marketing online. vui lòng liên hệ SEOVIP để được hỗ trợ.
Nguồn: https://seovip.vn/pr-quang-cao-la-gi
Để lại một bình luận